Thông tin kỹ thuật Deutscher Fernsehfunk

Chuẩn truyền hình mặt đất

Khi bắt đầu phát sóng, Đông Đức chọn dùng chuẩn truyền hình mặt đất B/G của Tây Âu thay cho D/K của Đông Âu - mặc dù chuẩn D/K đã được sử dụng từ trước 1957, để giữ cho làn sóng giữa hai nước tương thích. Vì vậy, dĩ nhiên Truyền hình Đông Đức không tương thích với truyền hình của các nước khác trong khối Warsaw.

Truyền hình màu

Khi truyền hình màu được giới thiệu, như đã nói ở trên, DFF chọn chuẩn SECAM thay vì PAL của Tây Đức. Sự khác nhau giữa hai chuẩn không lớn, cho phép người dùng TV đen trắng hay không tương thích xem cả hai. Đa phần vô tuyến Đông Đức lúc đó vẫn chưa phát truyền hình màu, và những bộ vô tuyến màu thường được mua thêm một bộ điều chỉnh tín hiệu PAL để có thể xem những chương trình Tây Đức; và những bộ truyền hình phát cả SECAM cả PAL đầu tiên được bán từ tháng 12 1977. Điều tương tự kỳ lạ cũng xảy ra ở phía Tây. DDR-FS cũng đã thử phát truyền hình PAL vào dịp Olympics 1980, kỳ Thế vận hội này không được phía Tây cho lên sóng nhiều vì họ tẩy chay nó.

Khi thống nhất nước, chuẩn SECAM được giữ nguyên. Lý do là vì sự khác biệt giữa hai chuẩn không lớn lắm. Việc chuyển tín hiệu từ SECAM sang PAL chỉ diễn ra sau khi DFF1 dừng phát sóng ngày 14/12 và ARD lên sóng sớm ngày 15.

Kênh phát sóng

Dù sau này DFF/DDR-FS quyết định lùi về chuẩn kênh truyền hình Tây Âu, những buổi phát đầu tiên dùng 7 kênh VHF, có một số kênh không liên quan gì đến bất kỳ tiêu chuẩn cả quốc nội và quốc tế.

KênhGiới hạn

(MHz)

Truyền ảnh

(MHz)

Truyền thanh

(5.5 MHz)

Notes
158.00 – 65.0059.2564.75Đè lên kênh Tây Đức E3 (54–61 MHz) & E4 (61–68 MHz). Sóng truyền ảnh giống với kênh ORT2 Liên Xô
2144.00 – 151.00145.25150.75Đè lên làn sóng phát thanh nghiệp dư (144–148 MHz)
3154.00 – 161.00155.25160.75Đè lên làn sóng radio liên lạc VHF hải dương (156–174 MHz)
5174.00 – 181.00175.25180.75Giống với kênh Tây Đức E5 (BerlinInselsberg)
6181.00 – 188.00182.25187.75Giống với kênh Tây Đức E6 (Brocken)
8195.00 – 202.00196.25201.75Giống với kênh Tây Đức E8 (Karl Marx Stadt/Chelmnitz và Marlow)
11216.00 – 223.00217.25222.75Giống với kênh Tây Đức E11 (Schweirn)

Tới khoảng năm 1960, chuẩn kênh Tây Âu cũng được áp dụng.

Một số bộ thu vô tuyến được sản xuất ở Đông Đức vào thời sơ khai chỉ có thể dùng 7 làn sóng của DFF (chứ không phải cả 11 kênh VHF) như một kế hoạch để chống lại việc người dân xem truyền hình Tây Đức. Sau đó khi DDR-F2 được đưa vào hoạt động, những bộ điều chỉnh tần số UHF cũng được đưa vào lưu hành, nhưng những bộ đầu tiên chỉ nhận những tần số thấp hơn trong dải.

Phát kiến kỹ thuật

DDR-FS là đài truyền hình Đức đầu tiên sử dụng hệ thống băng Betacam. Hệ thống này sau đó cũng đã được sử dụng bời tất cả những đài truyền hình Đức, và hiện tại ARD-ZDF vẫn sử dụng nó.

Vào năm 1983, DDR-FS cũng tiên phong sử dụng hệ thống Steadicam tách cử động của người cầm máy quay với cử động của máy quay khi phát sóng trực tiếp.